Kỹ thuật trồng chuối và chăm sóc cây chuối | Trồng chuối làm giàu
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, 75 Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Trung Tâm Phát Triển Giống Cây Trồng Công Nghệ Cao Việt Nam

    Tư vấn 24/7: 0981 486 983 - 0971162083

    Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

    Website: nongnghiepvang.com

  • Menu Tìm kiếm
    Hotline 0981 486 983
    • https://nongnghiepvang.com/upload/img/banner/b3.png
    • https://nongnghiepvang.com/upload/img/banner/banner_1.png

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

    1. Trồng vườn mới


    Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng chuối mới, vườn phải được thiết kế xây dựng làm sao cho đảm bảo các yếu tố thuận lợi nhất cho chuối sinh trưởng phát triển, khắc phục các yếu tố thuận lợi nhất cho chuối sinh trưởng phát triển, khắc phục các yếu tố bất thuận lợi của thời tiết, khí hậu cũng như đất và môi trường gây ra, có điều kiện cần tiến hành cải tạo đất cũng như phục hồi dinh dưỡng cho đất trồng
     

    - Mật độ và khoảng cách trồng:


    Mật độ trồng chuối khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn. Hiện nay mật độ trồng 1730 - 3000 cây/ha với khoảng cách 1,5-2,0m x 3,5 -4,5m khi trồng hai hàng trên luống 2,8 - 3,5 x 2,8 - 4,5 theo kiểu lục giác.
     
    vườn chuối
    >>> Xem chi tiết giống chuối tây, giống chuối tiêu hồng tại trung tâm
     
    Những nghiên cứu của nước ta cho thấy chuối trồng với mật độ 2000 - 2500 cây/ha và khoảng cách trồng 1,5 - 2,5m x 2,5 - 3m là thích hợp. Xu hướng trồng dày trong vườn cũng là hướng đang được nghiên cứu.
     

    - Phương thức trồng:


    Chuối có thể trồng hàng 1, hàng đôi, hàng 3 hoặc tứ giác, lục giác đều.
     

    - Chuẩn bị đất trồng:


    Phụ thuộc vào tính chất đất dự định trồng dự định trồng. Nhìn chung đất trồng cần phải được cày sâu không lật 40 - 50cm, bừa và làm sạch cỏ dại, có thể tiến hành trồng cây cải tảo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn.
     

    - Thời vụ và kỹ thuật trồng chuối


    Hố trồng phải được bón lót để giúp cho cây sau trồng khi được phục hồi có đủ dinh dưỡng. Lượng bón lót cho một hố trồng từ 10 - 15kg phân chuồng + 0,2kg super lân + 0,1%kg kali clorua và 0,1 - 0,2% vôi nếu đất chua. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15cm.
     
    cây chuối
    Thời vụ trồng ở miền bắc thường trồng vào vụ thu (tháng 8,9,10) và vụ xuân (tháng 2,3) trong đó vụ thu là vụ chính yếu.

    Sau khi trồng cần tủ rác cho gốc cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.

     

    2. Chăm sóc cho chuối


    Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.
     

    Các công việc chăm sóc cho vườn chuối bao gồm các công việc sau:


    - Tưới nước: thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hoa ra hoa (sau khi trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán cần tưới cho 1ha 1 ngày với lượng nước từ 30 - 63m3 tùy thuộc vào điều kiện củ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng.
     

    - Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh :


    Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1-2 con trồi thay thế và khống chế mật độ cho vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và cây con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng biện pháp cơ giới hay sử dụng các hóa chất.

    Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ các lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn.

     

    - Bón phân cho chuối:


    Nhu cầu dinh dưỡng của chuối khá cao, đặc biệt là phân kali, đạm và các yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phầm chất, khả năng vận chuyển, cất dữ quả.
     
    Lượng chất khoáng mà chuối lấy từ đất cho một chu kì kinh tế

    bưởi

    Hàm lượng dinh dưỡng trong lá thứ 3 của cây, được coi là thiếu hụt cần phải bổ sung, biến đổi nhiều và ở mức như sau:

         N 2,40 - 3,00%       Ca 0,40 - 1,00%
         P 0,15 - 0,24%       Mg 0,20 - 0,42%
         K 2,74 - 3,50%

    Về nguyên tắc khi cây lấy đi củ đất bao nhiêu cần phải bổ sung bây nhiêu nguyên tố cho đất. Song tùy thuộc loại đất, khí hậu mà lượng phân bón trả đất có thể khác nhau.

    Ở nước ta lượng phân khoáng bón cho 1 cây (bụi) như sau: đạm 100 - 200g, lân 20-40g, kali 250 - 300g, còn phân hữu cơ bón 10 - 20kg sau khi thu hoạch buồng của cây mẹ.

     

    Thời gian và cách bón có thể chia làm 2 đợt sau: 


    + Bón sau khi thu hoạch: bón phân hữu cơ và 1/2 lân kết hợp từ gốc vệ sinh vườn.
    + Bón lần 2: Sau khi thu hoạch quả được trồng mới 2 tháng bón 1/4 đạm, 1/4 lân, 1/4 kali cho cây, bón nông trên lớp đất mặt.
    + Bón lần 3: Trước lúc cây phân hóa hoa bón 1/2 đạm, 1/2 kali, bón nông xới nhé, trên mặt kết hợp từ gốc cho cây.
    + Bón lần 4: Bón nuôi quả cho 1/4 đạm, 1/4 lân, 1/4 kali

     
    cây chuối
    Các loại phân sau khi bón cần phải vùn lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt bón hơn; song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng các bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cũng với thuốc bảo vệ thực vật.
     

    3. Phòng trừ sâu bệnh cho chuối


    Các loại sâu, bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý là các loại sâu bệnh sau:
     

    Bệnh gây hại chủ yếu:


    - Bệnh đốm lá: gây bởi nấm Mycospharella musiccola và M.fijiensis (đốm đen) phát triển mạnh trong điều kiện ấm, ấm ở nhệt đội 26 - 28oC, mù trời, độ ẩm cao. Các giống lai củ M.Balbisiana có khả năng kháng bệnh khá (giống Pome, Silk). Phòng trừ bệnh bằng các thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor,...

    - Bệnh vàng lá Moko: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Biểu hiện mạnh ở các giống Cavendish. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.

    - Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): nấm gây bệnh là Fusarium cubense, F.oxyporum. Hiện đã tách được 4 chủng gây bệnh của nấm Fusarium oxyporum hại trên các giống khác nhau cho cả các giống Cavendish. Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

    Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh.

    - Bệnh Bunchytop: Gây ra bởi virus, vecto truyền bệnh là rệp Penialonia nigoner-vosa. Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ 40oC trong 16h hoặc 50oC trong 8h với thời gian dài 2 tháng, vì vậy loại trừ bệnh rất khó khăn. Biện pháp chủ yếu là phòng bệnh: trừ rệp, sử dụng con chồi sạch bệnh.

    Ngoài ra chuối còn bị thối nõn, thối nâu quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.

     

    Sâu gây hại chủ yếu:


    - Sâu đục thân chuối: Cần phần biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicollis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh cắt lá khô trên cây, khơi thoáng làm thông thoáng vườn.

    - Sâu hại lá chuối: Bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá,... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tấp trung, phun thuốc trừ.

    - Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, sâu tơ, nhện, bò vẽ hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại vết sẹo, ghẻ xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này thường tiến hành buông hoa, quả bằng túi PE dục lỗ.

     

    4. Thu hoạch


    Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả chuối là:

    - Căn cứ vào hình thái quả chuối như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
    - Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
    - Căn cứ vào độ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
    - Căn cứ vào thời gian từ ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng ở điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng.

     
    thu hoạch chuối
    Thời điểm thu hoạch vào phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ.

    Lúc thu hoạch quả chuối cần tránh làm cho quả bị trầy xước, sau đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

     

    Trang chủ: http://nongnghiepvang.com/

    Các bài viết khác