Kỹ thuật trồng Ổi không hạt
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, 75 Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Trung Tâm Phát Triển Giống Cây Trồng Công Nghệ Cao Việt Nam

    Tư vấn 24/7: 0981 486 983 - 0971162083

    Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

    Website: nongnghiepvang.com

  • Menu Tìm kiếm
    Hotline 0981 486 983
    • https://nongnghiepvang.com/upload/img/banner/b3.png
    • https://nongnghiepvang.com/upload/img/banner/banner_1.png

    Kỹ thuật trồng Ổi không hạt

    Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài, pH thích hợp từ 4.5-8.2. Nhưng sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt khi trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ.

     

    1. Giống:


    - Ổi không hạt Malaysia: dạng hình cầu hơi dẹp và lệch tâm, đầu quả lõm sâu, thịt quả thơm, giòn, ngọt. Giống có đặc tính khó đậu trái, vỏ quả xù xì, méo mó.

    - Ổi xá lỵ không hạt: dạng trái thuôn dài, đẹp da láng màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, có vị chua ngọt. Trái to có trọng lượng từ 0.4 -0.8kg. Tỉ lệ đậu trái cao 50-60%. Năng suất cao

     
    oi khong hat
     

    2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc


    - Chuẩn bị đất: ở đồng bằng sông Cửu Long cần phải lên liếp, đấp mô để không bị úng, giúp cây phát triển tốt. Mô trồng cao 20-30cm, rộng 50-60cm. Vật liệu cho vào hố gồm : 10 kg phân hữu cơ + 300-500g phân lân + 0.5-1kg vôi.

    - Khoảng cách: tùy theo điều kiện trồng thâm canh hay xen canh mà có khoảng cách trồng : 1.5-2m hoặc 1.8-2m.

    - Cách trồng: đặt cây giữa mô trồng và lắp đất vừa ngang mặt bầu. Cắm cọc giữ cho cây con cố định không lay gốc, tủ rơm hoặc cỏ khô giữ ẩm cho cây. Nếu cây còn yếu phải che năng và tưới đều cho tới khi cây mọc cứng.

    - Phân bón: Ổi cho nhiều trái và liên tục trong năm nên chú trọng đến phân đạm và kali. Lượng phân bón tùy theo đất và tình trạng sinh trưởng của cây… có thể áp dụng qui trình bón phân như sau:

    Vùng bị phèn nên bón thêm vôi, lân, tro. bón phân định kỳ khoảng 20 – 25 ngày một lần để nuôi trái, kích thích ra chồi, ra hoa, ra rễ mới. Lượng phân bón cho mỗi lần khoảng 150 – 200gr phân NPK (loại 20-20-15) tùy theo tình hình sinh trưởng tốt, xấu của cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây.

    - Tỉa cành: Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành, cắt ngọn ở độ cao 1m, xới đất quanh gốc và bón phân cho mỗi gốc khoảng 10 – 15kg phân hữu cơ mục, 300gr phân NPK (loại 20-20-15), sau đó vét mương bồi lên trên một lớp bùn mỏng, khi lớp bùn khô nứt thì tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây ra rễ và chồi mới.

    - Bao quản: Khi quả có đường kính 2cm, tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh. Có thể dùng bao chuyên dụng để bao trái hoặc bao nilon trắng giúp quả giảm bớt cháy nắng và ruồi đục trái,…gây hại trái.

    - Thu hoạch: Khoảng 2,5 tháng sau khi hoa trổ thì thu hoạch trái, 3-4 ngày thu một lần. Nếu chăm sóc tốt, bón phân và tưới nước thường xuyên cây sẽ cho trái quanh năm.

     

    3 Xử lý ra hoa:


    Khi chồi có 4-5 cặp lá, tiến hành tỉa chồi xấu, và bấm ngọn, chừa lại 3-4 cặp lá. Bón 0.5-1kg phân NPK. Khi chồi mới có 4 – 5 cặp lá , tỉa bỏ những chồi nhỏ, yếu, chỉ giữ lại mỗi nhánh cấp 1 từ 4 – 5 chồi to khỏe và phân bố đều xung quanh. Bấm ngọn chỉ để lại mỗi chồi 3 – 4 cặp lá. Sau một thời gian ở nách cặp lá trên cùng sẽ mọc ra hai chồi mới, tiếp tục bấm ngọn những chồi mới như đã làm ở trên, chồi mới sẽ cho một cặp hoa (sau này sẽ cho một cặp trái).

    Trang chủ: http://nongnghiepvang.com/

    Các bài viết khác