Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Chọn cây giống
Phải là cây giống nhãn chín muộn tốt theo yêu cầu đặt ra của chủ vườn. Cây con đem trồng phải chọn cây khỏe, không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe và khung tán cân đối.
Mật độ và khoảng cách trồng
Đối với đất tốt vùng đồng bằng trồng với khoảng cách 8 x 8m (160 cây/ha) đối với đất đồi núi trồng khoảng cách 7 x 7 hay 6 x 7 (200 - 235 cây/ha).
Làm đất, đào hố, bón phân lót
Ở vùng đồng bằng những nơi đất thấp trũng cần đào mương vượt đất lên cao hoặc đắp ụ để tránh ngập úng. Vùng gồ đồi núi cần đào hố sâu theo đường đồng mức trồng thêm các băng phân xanh theo đường đồng mức để giữ nước, chống xói mòn. Làm đất, đào hố, bón phân lót tốt nhất trước khi trồng giống nhãn chín muộn 1 tháng với kích cỡ và lượng phân bón như sau:
Kích thước hố:
Đất trung du và miền núi: 80 x 80 x 80cm
Đất đồng bằng: 60 x 60 x 60cm
Phân bón lót cho 1 hố 30 - 50kg phân chuồng + 1,0 - 1,5kg Super lân + 0,5 - 0,7kg vôi bột + 0,1 - 0,150kg ure. Trộn đều phân với đất, phá thành hố và lấp đất.
>>> Xem chi tiết: giống nhãn chín sớm, giống nhãn chín muộn Hà Tây tại trung tâm
Đất trung du và miền núi: 80 x 80 x 80cm
Đất đồng bằng: 60 x 60 x 60cm
Phân bón lót cho 1 hố 30 - 50kg phân chuồng + 1,0 - 1,5kg Super lân + 0,5 - 0,7kg vôi bột + 0,1 - 0,150kg ure. Trộn đều phân với đất, phá thành hố và lấp đất.
>>> Xem chi tiết: giống nhãn chín sớm, giống nhãn chín muộn Hà Tây tại trung tâm
Thời vụ trồng
Ở các tỉnh miền Bắc trồng giống nhãn chín muộn vào thời vụ xuân là tốt nhất: tháng 2 - 3 và vụ thu: tháng 8 - 9, ở miền Nam trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Cần chú ý điều kiện khí hậu ở từng vùng sinh thái mà định thời vụ trồng cho thích hợp. Trồng xong phải tưới nước và phủ gốc.
Chăm sóc sau trồng
Tháng đầu tiên sau khi trồng giống nhãn chín muộn cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kỳ 1 - 2 ngày tưới nước cho 1 cây 10 - 15 lít. Tưới từ từ, từ ngoài vào trong gốc cây, tránh đóng váng mặt đất. Nếu cây chết cần trồng dặm lại.
Tiến hành làm cỏ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tạo hình cho cây cắt bỏ các cành nhánh mọc không đúng chỗ các cành khô héo. Tạo độ thông thoáng cho cây giống nhãn chín muộn .
Khi cây chưa giao tán cần trồng xen cây họ đậu (lạc, đậu xanh, đậu tương) cây phân canh (cốt khí, các loại muồng...) để tăng thu nhập những năm đầu, che phủ đất, chống xói mòn và tăng độ phì cho đất.
Bón phân
Khi cây còn nhỏ: 3 - 4 năm đầu có thể dùng nước phân chuồng pha loãng (gấp 3 lần) để tưới cho cây. Cách 2 - 3 tháng tưới 1 lần mỗi lần tưới 5 lít nước phân cho mỗi cây, hoặc có thể thay thế bằng 50 - 100g ure. Cây càng lớn sản lượng càng cao thì lượng phân bón càng tăng.
Thời kỳ bón phân cho nhãn
- Lần thứ 1: Vào đầu tháng 2 lúc cây giống nhãn chín muộn phân hóa mầm hoa mỗi cây bón 15 - 20 lít nước phân chuồng pha loãng, chủ yếu là tăng cường phân đạm phối hợp với lân và kali để thúc đấy sự phát triển các giở hoa, để có nhiều chùm hoa và chùm hoa to. Chú ý không bón N quá nhiều tránh để các cành mọc vượt.
- Lần thứ 2: Bón vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, mỗi cây giống nhãn chín muộn bón 1 - 1,5kg sufat N hoặc 0,5kg ure. Mục đích để thúc cành mùa hè làm cho chùm hoa phát triển tốt, tác dụng rất rõ đến tăng khả năng đậu quả
- Lần thứ 3: Bón vào cuối tháng 6 bón thúc cho quả, bón cho mỗi cây giống nhãn chín muộn 1 - 1,5kg ure, 0,3 - 0,5 sufat kali hoặc bón phân NPK hỗn hợp 2 - 3kg. Đợt bón này có ý nghĩa đối với sản lượng quả trong năm và chuẩn bị tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt trong năm tới.
- Lần thứ 4: Cuối tháng 7 đầu tháng 8 bón vào thời kỳ phát triển nhanh, bón nước phân chuồng khoảng 50 lít và 0,3 - 0,5 sulfat kali, đợt bón này nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và phát triển của cành.
- Lần thứ 5: Bón sau lúc thu hoạch quả, tháng 8 - 9 bón phân hữu cơ và phân vô cơ kết hợp cải tạo đất. Mỗi gốc bón 50 - 60kg phân chuồng + 1kg sufat N + 5kg super lân + 0,5kg sufat kali nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây giống nhãn chín muộn và bỗi dưỡng cành thu là cành mẹ của năm sau.
Trong 5 lần bón trên, lần bón vào tháng 2 trước lúc ra hoa và lần bón sau thu hoạch quả là hai lần bón quan trọng nhất nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng chp hoa, quả, cành của cây.
Trong 5 lần bón trên, lần bón vào tháng 2 trước lúc ra hoa và lần bón sau thu hoạch quả là hai lần bón quan trọng nhất nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng chp hoa, quả, cành của cây.
Cắt tỉa tạo hình cho cây nhãn
Cần cắt tỉa tạo hình sao cho cây thấp để dễ chăm sóc và quản lý. Cần tạo cho cây thông thoáng, hàng năm sau thu hoạch cần cắt bỏ các cành yếu , cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán cành vượt để tập trung dinh dưỡng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu chính hại nhãn
- Bọ xít: tháng 12-1 bắt bọ xít qua đông, những đêm trời tối thời tiết lạnh rụng cành cho bọ xít rơi xuống để bắt, ngắt lá có ổ trứng phun thuốc vào tháng 4 và tháng 8 - 9 bằng Dipterex 0,15 - 0,2% hoặc Trebon 0,15 - 0,2%.
- Sâu tiện vỏ nhãn: dùng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc gai mây để bắt, cần làm sạch vườn sau khi thu hoạch quả, dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây ngăn không cho sâu trưởng thành (là một loại xen tóc) đẻ trứng vào các ké hở của thân cây.
- Rốc Dơi phá nhãn: rốc giống như con dơi nhưng to gấp 4 lần, ban ngày chúng ẩn nấp trong bóng tối, tối bay đi kiếm mồi và tập trung nhất khoảng 10 giờ đêm đến 4h sáng, chúng đi từng đàn ăn quả chín trên cây và gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn.
- Nhện hại lá: thường ở lưng lá khiến lá vàng rụng sớm, cây sinh trưởng kém ảnh hưởng đến đậu hoa quả và quả lớn, phun Nuvacron 0,2%.
- Rầy hại hoa xuất hiện trong màu hoa làm hoa rụng và hại quả non, đề phòng trừ phun Dipterex 0,2% hay Trebon 10ND 0,15 - 0,2%
- Dòi đục cành hoa: khi cành hoa xuất hiện chứng đục vào cành làm cành héo, gẫy, phun phòng bằng Monito 0,2%, Trebon 0,15%.
Các loại bệnh chính
- Bệnh mốc sương và sương mai:
Khi cây giống nhãn chín muộn bắt đầu ra giỏ hoa (tháng 12-2) khí hậu miền Bắc thường ẩm lạnh, bệnh mốc sương và sương mai phát triển gây hại nặng làm cho các chùm hoa thối khô có màu ảnh hưởng đến ra hoa đậu quả.
Phòng trừ: dùng Boocdo 1% hay Ridomil-MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, có thể dùng lần thứ 1 khi cây ra giò, lần thứ 2 khi cây ra giò hoa nở 5 - 7 ngày.
- Bệnh tố rồng hại hoa (hoa tre, chổi sể)
Bệnh xuất hiện ở trồi non, lá, chùm hoa. Bệnh làm cho chùm hoa sun lại không nở được, hoa dị dạng. Còn ở lá thì biểu hiện lá nhỏ lại, quăn, mặt lá lồi lõm không phẳng, ở vườn ươm chồi mọc thành nhỏ, ngắn dần dần dụng lá chỉ trơ lại như kiểu chồi xể, đây là một loại bệnh virut.
Để đề phòng cần chọn giống nhãn chín muộn gốc ghép trên cây mẹ không có bệnh để tránh lây lan. Diệt các môi giới truyền bệnh, cắt bỏ các cành lá chùm hoa bị bệnh đem đốt.
Ngoài ra còn các bệnh u sần, nút thân cành, bệnh thối rễ ở cây con...
Thu hoạch
Hái quả xong không nên để ngoài nắng mà nên cho vào chỗ râm, nếu chưa chuyển đi kịp thì nên rải mỏng ra, không nên xếp thành đống quả sẽ bị hấp hơi chóng hỏng
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: Đường Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Hotline: 0981486983
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ 0981486983
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.